Sunday 31 May 2015

Phiên Phiên 翩翩 - Chú thích


(1) Phân Châu: nguyên văn Bân nhân . Bân Châu là tên đất ở tỉnh Thiểm Tây 西.
(2) Quốc Tử Giám: nguyên văn Quốc Tử Tả Sương , còn gọi là quan Tế Tửu .
(3) phỉ nhân : người có phẩm hạnh xấu, kẻ ăn chơi đàng điếm.
(4) hoàng kim tận : Trương Tịch : Quân bất kiến sàng đầu hoàng kim tận, tráng sĩ vô nhan sắc , (Hành lộ nan ).
(5) huyền thuần : cũng gọi là am thuần một giống chim hình như con gà con, đầu nhỏ đuôi cộc, tính nhanh nhẩu, hay nhảy nhót, nuôi quen cho chọi nhau chơi được. § Chim thuần lông đuôi trụi lủi, trông như may vá, nên gọi thuần y hay thuần phục nghĩa là quần áo rách rưới. Liêu trai chí dị : Mệnh sinh giải huyền thuần, dục ư khê lưu , (Phiên Phiên ) Bảo chàng cởi áo rách, ra khe suối tắm.
(6) Tiết Cô Tử hảo mộng, kỉ thì tố đắc , : nhân duyên tốt đẹp, ý hỏi bao giờ có mang. Tiết Cô Tử: không rõ là ai. Cô Tử: tục chỉ nữ đạo sĩ.
(7) gió tây nam 西: chỉ gió tây nam giúp cho trai gái gặp gỡ nhau. Điển cố: Nguyện lực tây nam phong, Trường thệ nhập quân hoài 西, (Tào Thực , Thất ai thi ) Nguyện làm gió tây nam, Xa thổi vào lòng chàng.
(8) & (9) ngõa diêu : chỉ đàn bà sinh con gái. Điển cố: Thi Kinh : Nãi sanh nữ tử, Tái tẩm chi địa. Tái y chi thế, Tái lộng chi ngõa , . , (Tiểu nhã , Tư can ) Lại sinh con gái, Thì cho nằm ở dưới.Thì lấy tã mà cho mặc, Thì lấy tấm ngói (dùng để cuốn tơ) mà cho chơi (cf. Thi Kinh, Tạ Quang Phát dịch).
(10) phương ô chi : nó vừa khóc.
(11) niệp kiều phụng : rờ chân. Trịnh Cốc : Song hạ chước cầm kiều phụng túc (Thục trung tam thủ ).
(12) Đào Trinh Nhất dịch thiếu một câu ở đây: Tham dẫn tha gia nam nhi, bất ức đắc tiểu Giang Thành đề tuyệt hĩ , . Theo một bản khác, Giang Thành viết là Hoa Thành . Cả câu tạm dịch là: Mải dẫn dụ đàn ông của người ta, không nghĩ gì đến con khóc cả.
(13) đài các : chỉ tể tướng, quan lớn.
(14) Đào Trinh Nhất không dịch đoạn cuối: Dị Sử Thị nhắc tới chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu (thời Hán Minh Đế Vĩnh Bình ngũ niên , Tây nguyên 西 62) đi hái thuốc ở núi Thiên Thai gặp tiên, ở lại đó gần nửa năm. Sau hai người xin trở về làng cũ thì đã qua bảy đời (Thái bình quảng kí ). 










No comments:

Post a Comment